Cửu Đỉnh

Đặt tại sân Thế Miếu, là sản phẩm độc đáo, tinh xảo được Bộ Công đúc tại Huế từ cuối năm 1835 đầu năm 1837. Cửu Đỉnh biểu hiện ước mơ về sự trường tồn mãi mãi của triều đình nhà Nguyễn và sự giàu đẹp của đất nước. Điều đó thể hiện rất rõ trong việc đặt tên gọi cũng như tầm vóc và các hoa văn chạm trổ trên Cửu Đỉnh. Mỗi đỉnh có khắc một tên riêng bằng chữ Hán, lấy từ miếu hiệu (tên để thờ cúng) của một vị vua nhà Nguyễn. Và cái đỉnh đó được xem là biểu tượng của vị vua đó. Cao Đỉnh (vua Gia Long) ở vị trí chính giữa, Đỉnh hai bên trái phải lần lượt là: Nhân Đỉnh (vua Minh Mạng); Thuần Đỉnh (vua Đồng Khánh); Tuyên Đỉnh (vua Khải Định); Dụ Đỉnh, Huyền Đỉnh (chưa tượng trung cho ông vua nào cả, mặc dù triều Nguyễn còn có 6 vị vua khác). Giá trị của 9 Đỉnh trước hết ở tầm vóc to lớn và trình độ đúc đồng tinh xảo của các nghệ nhân đúc đồng Huế. Cao đỉnh cao 2,5m nặng 2601kg – là đỉnh cao và nặng nhất. Huyền Đỉnh cao 2,31m, nặng 1935kg – là đỉnh thấp và nhẹ nhất. Quanh hông đỉnh đều chạm trổ 17 cảnh vật. Như vậy có tới 153 cảnh vật được chạm nổi trên Cửu Đỉnh. Đó là các hình ảnh: núi, sông, trăng, sao, cây cối , hoa, súc vật, vũ khí, xe, thuyền…. Có thể xem 153 bức chạm khắc ấy là 153 bức tranh. Ta thấy sông Hồng trên Tuyên Đỉnh, sông Cửu Long trên Huyền Đỉnh, sông Hương trên Nhân Đỉnh.

Chín đỉnh được sắp thành một hàng ngang dưới thềm Hiển Lâm Các, nằm theo thứ tự các án thờ trong Thế Miếu. Riêng Cao Đỉnh được đặt nhích về phía trước 8 đỉnh kia một khoảng gần 3m, vì vua Minh Mạng cho rằng Gia Long là vị vua có công lớn nhất đối với triều đại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *